Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc Ultrabook vừa sở hữu hiệu năng khoẻ, thiết kế mỏng nhẹ, và thời lượng pin lâu thì dừng bỏ qua Lenovo Yoga C640. So với người tiền nhiệm là C430, chiếc laptop 2 in 1 này được đánh giá là mang đến sự vượt trội hơn hẳn. Do đó, trong bài viết hôm nay, các bạn hãy cùng LAPTOPX360.VN đánh giá chi tiết về chiếc máy tính xách tay này nhé.
Thiết kế của Lenovo Yoga C640
So với người tiền nhiệm trước đây thì Lenovo Yoga C640 không có quá nhiều thay đổi về mặt thiết kế. Nó vẫn giữ nét đặc trưng bao gồm cạnh trước góc cạnh, các cạnh phẳng và bản lề Yoga 360 độ. Đặc biệt, nhờ có bản lề, người dùng có thể xoay gập màn hình linh hoạt và sử dụng C640 như một máy tính bảng.
Phần nắp của của C640 được sử dụng chất liệu nhôm pha lẫn nhựa PC. Ngược lại phần đế được làm bằng chất liệu hỗn hợp sợi thuỷ tinh. Toàn bộ máy có một lớp phủ “phun cát” màu xám sắt tạo cảm giác rất giống các sản phẩm cảm ứng mềm mà Lenovo sử dụng trên dòng ThinkPad. Nó mang lại cho người dùng cảm giác thoải mái, mượt mà hơn hẳn so với các sản phẩm được làm hoàn toàn từ nhôm.
Logo Yoga được dập trên nắp mang đến sự quen thuộc trong thiết kế. Bên cạnh đó, máy còn được trang bị nút nguồn của Yoga C640, nằm ở bên phải của máy tính xách tay gần bản lề
So với người tiền nhiệm, Yoga C640 dày hơn một chút. Nó có độ dày 16,95mm và nặng 1,35kg. Tuy nhiên, nhờ thiết kế viền bezel được thu nhỏ nên mang lại cảm giác mỏng nhẹ hơn. Với trọng lượng này, người dùng có thể dễ dàng di chuyển ở bất cứ đâu. Nhất là đối với những ai thường xuyên phải đi công tác.
Màn hình Lenovo Yoga C640
Yoga C640sở hữu màn hình 13.3inch với độ phân giải FHD (1920×1080 pixel). Tỷ lệ màn hình 16:9 cùng tấm nền IPS mang lại góc nhìn rộng, rõ ràng. Đồng thời, nó cho khả năng chống loá giúp người dùng có thể làm việc ở nhiều góc nghiêng khác nhau.
Độ phủ 100% sRGB, 80% AdobeRGB và 81% DCI-P3. Độ tương phản rất tốt ở mức 1040: 1, cao hơn ngưỡng trung bình là 1000: 1. Từ đó mang lại độ chính xác màu sắc cao. Bên cạnh đó, độ sáng màn hình của máy đạt 300 nits. Mang đến hình ảnh sắc nét, chân thực.
Phía trên màn hình được trang bị một webcam 720p với màn trập riêng tư trượt cho các dòng Thinkpad. Cái này được gọi là TrueBlock Privacy Shutter, mang đến tính năng bảo mật cao.
Hơi tiếc một chút khi Lenovo Yoga C640 không được trang bị camera IR nhận dạng khuôn mặt. Tuy nhiên người dùng vẫn có thể đăng nhập vào máy một cách nhanh qua công nghệ Windows Hello bằng cách sử dụng đầu đọc dấu vân tay được gắn trên bàn phím.
Âm thanh sống động
Loa âm thanh nổi của Yoga C640 truyền âm thanh qua hai tấm lưới hình chữ nhật ở hai bên bàn phím. Đây là thiết lập âm thanh khá phổ biến thường thấy trên các máy tính xách tay hiện nay.
Đồng thời nó được trang bị công nghệ Dolby Atmos cho âm thanh rõ ràng và không bị nhiễu khi người dùng mở hết công suất. Mang đến những phút giây thư giãn thoải mái cho người dùng.
Các cổng kết nối Lenovo Yoga C640
Thiết kế cổng Yoga C640 khá hạn chế so với nhiều chiếc laptop cao cấp. Ở cạnh trái của máy được bố trí USB SuperSpeed 5Gbps (trước đây là USB 3.2 Gen 1), cùng với giắc cắm âm thanh kết hợp và cổng nguồn. Ngược lại Ở phía bên phải là cổng USB SuperSpeed 5Gbps Type-A thứ hai, cùng với cổng USB SuperSpeed 5Gbps Type-C.
Hơi thất vọng khi Lenovo không có cổng Thunderbolt 3 hoặc đầu đọc thẻ SD hỗ trợ. Điều này, sẽ mang đến sự bất tiện cho người dùng.Ngoài ra, máy còn có các kết nối không dây bao gồm Wi-Fi 802.11ac (Wifi 5) và Bluetooth 5.0. Việc trang bị Wifi 5 thay vì Wifi mới nhất như hiện nay khiến cho Yoga C640 khiến người dùng khá thất vọng.
Bàn phím và Touchpad
Bàn phím của Lenovo chưa bao giờ làm người dùng thất vọng và Yoga C640 cũng không phải là ngoại lệ. Hành trình phím nông và các phím khá êm. Mang lại cảm giác gõ thoải mái cho người sử dụng. Ngoài ra, bàn phím còn trang bị đèn nền với hai chế độ khác nhau. Người dùng có thể được bật bằng Phím cách FN +. Bố cục đơn giản và dễ làm quen, đặc biệt là trong quá trình soạn thảo văn bản.
Touchpad được thiết kế khá lớn với bề mặt bàn di chuột khá mịn và mượt mà. Nó sử dụng trình điều khiển Microsoft Precision,để người dùng có thể theo dõi tốt nhất về mặt phần mềm. Các cử chỉ như vuốt ba ngón tay, véo rất dễ sử dụng mượt mà, chính xác cao.
Hiệu năng của Lenovo Yoga C640
Khi chuyển từ CPU Qualcomm 650 ARM của C730 sang bộ xử lý Intel Core, Lenovo Yoga C640 đã có một sự nhảy vọt về hiệu năng. Độ xung nhịp từ 1.6GHz upto 4.2Ghz. Giúp nó xử lý mượt mà các công việc năng suất hàng ngày bao gồm xử lý văn bản, duyệt web nặng, phát trực tuyến video và email.
Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của RAM 8GB DDR4 với tần số quét 2400MHz. Ổ cứng SSD 512GB cho không gian lưu trữ lớn. Điều này cho phép người dùng có thể mở đồng thời 20 tab Chrome và mở video Youtube mà không hề bị giật.
Sở hữu card đồ hoạ Integrated Intel® UHD Graphics, cho khả năng xử lý đồ hoạ và chơi game ở mức độ nhẹ nhàng. Người dùng có thể chơi một số tựa game như LOL, DOTA2,….Còn đối với các tựa game AAA đòi hỏi cao, thì máy không thể nào chạy được. Do C640 là một chiếc laptop sinh ra để phục vụ các công việc văn phòng nên chúng mình không khuyến khích người dùng chơi game trên chiếc máy này.
Thời lượng pin của máy
Thời lượng pin là một trong những điểm mạnh của Yoga C640. Điều này một phần là nhờ vào việc Lenovo đã trang bị pin 60WHr và một phần là những cải tiến đối với chip thế hệ thứ 10 của Intel giúp định vị chúng tốt hơn để cạnh tranh với hiệu suất năng lượng của Qualcomm.
Trên thực tế, trong bài kiểm tra pin khi người dùng mở video 720p với sáng màn hình 50% và chỉ sử dụng các trình duyệt web thì thời lượng pin kéo dài có thể lên tới 21 giờ đồng hồ. Nó vượt xa so với người tiền nhiệm.
Tổng kết
Nói tóm lại, với những gì nêu trên Lenovo Yoga C640 được đánh giá là chiếc Ultrabook sinh ra để dành cho những ai làm công việc văn phòng, doanh nhân, hay những người thường xuyên phải đi công tác. Thiết kế mỏng nhẹ, hiệu năng khoẻ và thời lượng pin lâu, giúp nó xử lý tốt mọi công việc văn phòng đấy nhé
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.